Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

Chiến dịch Marketing của bạn có thể sử dụng AR Filter như thế nào ?

AR Filter đã trở nên phổ biến tại Việt Nam và đem đến đổi mới trong marketing.

Marvy Co. đưa đến một góc nhìn mới về tính hiệu quả của filter AR trong việc kích thích tương tác online, đối với các chương trình marketing. Marvy cũng sẽ phân tích một số chiến dịch marketing sử dụng AR hàng đầu trên mạng xã hội để xem cách AR vận hành, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và người dùng. 

Trong bối cảnh hiện tại, mức tiêu thụ truyền thông đang tăng theo cấp số nhân với sự cập nhật và chạy đua công nghệ, ứng dụng vào quảng cáo và Marketing. Có thể thấy, ở giữa đại dịch Covid, số giờ mà một người dùng trung bình dành cho các trang mạng xã hội càng gia tăng đáng kể, với 87% gia tăng trong thời gian sử dụng của người dùng (Nguồn: Business Today.In). 

1. Vì sao sử dụng filter AR lại hiệu quả?

Hai trong số các yếu tố chính của bất kỳ chiến dịch tiếp thị thành công nào là phạm vi tiếp cậnmức độ tương tác. Trước khi lập kế hoạch chiến dịch, bạn cần biết đối tượng mục tiêu của mình ở đâu - những nơi họ thường xuyên đi lại, phương tiện truyền thông họ sử dụng, những người họ theo dõi, thị hiếu và sở thích của họ, v.v. Bạn có thể có nội dung lôi cuốn, nhưng nếu bạn không lập kế hoạch tốt để tiếp cận nhóm mục tiêu của mình, thì nội dung tiếp thị của bạn sẽ không đáp ứng được mục đích.

Mặc dù các nền tảng mạng xã hội có thể hứa hẹn cho bạn khả năng tiếp cận mà chiến dịch của bạn cần, mức độ hiệu quả của chúng thường khó xác định. Các chiến dịch chứa nội dung đồ hoạ như hình ảnh, gif hay video thường thu hút được sự chú ý và tương tác của nhiều người dùng hơn, nhưng với sự xuất hiện tràn lan của hàng triệu chiến dịch marketing cùng lúc diễn ra và cạnh tranh lẫn nhau, hình thức này đã dần trở nên tầm thường và nhàm chán. Tuy vậy, với filter AR, người dùng dành trung bình 75 giây để tương tác; gấp 4 lần so với 1 video quảng cáo thông thường (Nguồn: bit.ly/2KrdNku). 

 

 

Dù các video quảng cáo được đầu tư một khoản tiền khổng lồ, vẫn không thể chắc chắn rằng khách hàng khi xem video có thể nhận ra nội dung thông điệp mà chiến dịch đang muốn truyền tải. Mặt khác, filter AR cho phép các nhãn hàng truyền tải thông điệp tới khách hàng qua tương tác trực tiếp. Người dùng phải trực tiếp tạo dáng, chỉnh các góc khuôn mặt khác nhau, chụp các kiểu ảnh và đăng lên mạng xã hội khi sử dụng filter. Một kết quả thử nghiệm của Taco Bell vào năm 2016 cho thấy người dùng đã dành đến 24 giây để dùng thử filter của Taco Bell trước khi chụp ảnh (Nguồn: bit.ly/38oBfXz).

 

2. Có thể ứng dụng filter AR vào chiến dịch marketing như thế nào? 

a. Makeup Filters 

AR filters cho phép người “thử” trước nhiều tone màu son môi, má hồng, màu mắt, kiểu lông mi giả trước khi quyết định mua hàng. Đặc biệt hơn, họ không phải đi đến trực tiếp cửa hàng mà có thể dùng filter tại nhà. Đây sẽ là lợi thế lớn cho các nhãn hàng mỹ phẩm khi ra mắt sản phẩm mới; các nhãn hàng không chỉ tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm cho khách dùng thử trong các cửa hàng mà còn giúp đẩy mạnh doanh thu online. 

Một trong những chiến dịch đã khai thác filter AR cực kì hiệu quả với tính năng try-on này là WE Makeup. Nhãn hiệu mỹ phẩm thành lập tại Ý đã có một chiến dịch ra mắt sản phẩm son môi mới cực kỳ thành công mặc cho sự hoành hành của Covid-19 tại đất nước này trong nửa đầu năm 2020. Cụ thể hơn, WE Makeup đã tạo ra một filter AR trên nền tảng Spark AR của Facebook, cho phép khách hàng thử màu son, tìm ra màu phù hợp nhất và mua hàng nhanh chóng. Đoạn video quảng cáo của chiến dịch xoay quanh cách dùng filter và khuyến khích khách hàng thử qua filter để tìm ra sản phẩm phù hợp. Chiến dịch đã thành công vang dội với CTR (click through-rate) cao hơn 53% so với các mức trung bình của Facebook, tăng doanh thu của nhãn hàng 28%. 

 

 

b. Filter chủ đề lễ hội

Coca Cola đã thổi làn gió mới vào chiến dịch marketing của mình vào dịp Giáng Sinh năm 2019 với AR Filter trên Instagram. Thương hiệu đồ uống lớn nhất thế giới đã tạo ra một filter sử dụng linh vật của thương hiệu - một chú gấu Bắc Cực, đang cầm 1 chai coca và nhảy múa ở bất kỳ nơi nào mà người dùng sử dụng điện thoại và bật filter lên. Người theo dõi Coca Cola trên Instagram đã chụp hình với chú gấu và chia sẻ lên Instagram của họ, tạo một cú hit lớn cho thương hiệu. 

 

(Filter của Coca Cola)

 

c. Filter với chủ đề game 

Khi người dùng không biết đến hay không đủ tin tưởng một thương hiệu, họ sẽ không sử dụng các filter có liên quan đến thương hiệu đó trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội của mình. Sony Pictures đã vượt qua rào cản này khi sáng tạo ra một trò chơi hấp dẫn dựa trên chuỗi phim danh tiếng MIB. Người chơi sẽ bật camera lên và tìm kiếm các quái vật ngoài hành tinh ẩn giấu trong phòng của họ dưới định dạng AR. Họ cũng có thể mời thêm bạn bè cùng tham gia để có thể thắng được trò chơi nhanh chóng hơn. Đây không chỉ là một cách để quảng bá cho phần phim sắp ra mắt của MIB, mà còn là một cách mà Sony dùng để kích thích khán giả ghi nhớ nhiều hơn đến hãng phim của họ. 


 

(Nguồn: BusinessInsider.com)

 

d. Thời trang và lifestyle của thương hiệu 

Với tính chất cạnh tranh khốc liệt của thị trường thời trang, các nhãn hàng thường xuyên phải liên tục đưa ra các chiến dịch quảng bá thương hiệu mới mẻ để tạo dựng được chỗ đứng. Thách thức được đưa ra khi các chiến dịch của các thương hiệu thời trang thường lặp đi lặp lại, tương tự nhau và không có tính đột phá, dễ tạo sự nhàm chán và không đạt được lượng tương tác mong muốn từ khách hàng.

AR Filter một giải pháp cực kì lý tưởng để vượt qua các thử thách này. Lấy ví dụ từ thương hiệu kính mát RayBan, họ tạo ra một AR Filter vui nhộn cho phép người dùng đeo một chiếc sừng nai và chiếc kính mát RayBan bất kì mà filter cảm thấy là phù hợp với gương mặt của họ nhất. 

 


 

Tương tự, nhãn hàng Gucci tạo một filter giúp người dùng che đi các khuyết điểm trên gương mặt, và được đội một chiếc vương miện đính logo của Gucci.

 

 

Thương hiệu Prada, mặt khác, tận dụng AR Filters dưới dạng câu hỏi-trả lời. Người dùng sử dụng filter để khám phá các gợi ý về tính cách của bản thân mình, cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu. 

 

e. Thử sản phẩm với công nghệ AR

Hiện nay không chỉ có các hãng thời trang sử dụng công nghệ AR mà các nhãn hàng trang sức đá quý, mỹ phẩm, mắt kính,... áp dụng công nghệ tiên tiến này. Đây là một cách thức tiếp thị được rất nhiều thương hiệu thời trang lớn trên thế giới áp dụng như Gucci, Louis Vuitton, Jacquemus…

 

f. Gửi gắm thông điệp thông qua Filter TikTok

DettolLifebuoy bắt đầu các chiến dịch #HandWashChallenge và #LifebuoyKarona lần lượt yêu cầu người dùng Tik Tok tham gia vào chiến dịch nâng cao nhận thức về COVID bằng các video hướng dẫn rửa tay của họ. 

 

 

Phong trào này không chỉ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dùng Tik Tok, mà còn những người nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt tham gia và chia sẻ, tạo ra tiếng vang lớn cho Delott và Lifebuoy. Chiến dịch không chỉ giúp hai nhãn hàng tăng doanh số mà còn gia tăng tầm nhận thức của người dùng về tầm quan trọng của việc rửa và làm sạch tay trong mùa dịch Covid. 

 

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

AR Filter - cuộc chạy đua mới của Brand và Marketers

Blogs Hot Nhất