Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

Tổng quan về công nghệ thực tế tăng cường - AR

AR (Augmented Reality) công nghệ AR là gì? Chúng được ứng dụng vào thực tế như thế nào?.

Công nghệ thực tế tăng cường AR được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng

Theo một báo cáo của IDC, chi phí trên toàn thế giới dành cho những sản phẩm và dịch vụ  AR/VR tăng 69% trong năm 2019. Xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và được các chuyên gia dự đoán công nghệ này sẽ mang lại lợi nhuận lên đến 25 tỷ đô cho những người sử dụng tính đến năm 2022. Tuy nhiên, khi so sánh giữa AR và VR về tính ứng dụng thì AR có phần vượt trội hơn và được nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng vào sản phẩm/ dịch vụ của họ.

Vậy công nghệ AR là gì? Chúng được ứng dụng vào thực tế như thế nào?

Trong bài viết này, Marvy Co. sẽ cùng bạn giải đáp những câu hỏi này nhé!

 

1. Công nghệ AR là gì?

AR được viết tắt cho cụm từ Augmented Reality - Thực tế tăng cường, là sự kết hợp giữa những nội dung ảo và thế giới thật thông qua camera của thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng. Hiểu một cách khác, công nghệ AR sẽ bổ sung những yếu tố ảo vào môi trường thật để tăng cường sự trải nghiệm và tương tác của người dùng. Họ có thể vừa nhìn thấy không gian thực xung quanh họ vừa thấy được những hình ảnh, nội dung ảo và dễ dàng thao tác với chúng như chạm, bắt,...

 

Công nghệ AR

 

2. Công nghệ thực tế tăng cường AR hoạt động như thế nào?

Nếu công nghệ VR yêu cầu phải có thiết bị chuyên biệt là kính VR, thì công nghệ thực tế tăng cường AR dễ dàng hoạt động ngay trên các thiết bị di động quen thuộc. Chỉ bằng thao tác đơn giản với camera, công nghệ AR sẽ tái hiện hình ảnh, đồ vật dưới định dạng 3D ngay trong môi trường thực tại của người dùng. Những nội dung ảo hiển thị được tạo ra từ máy tính xuất hiện trước mắt người dùng như một lớp phủ chồng lên nền ảnh thật. Spark AR studio và Google Play services for AR là những nền tảng tiên phong trên thế giới để xây dựng nên thực tế tăng cường.

 

3. Công nghệ thực tế tăng cường AR gồm có bao nhiêu loại?

Trong thực tế, công nghệ thực tế tăng cường AR được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Có thể là một hiệu ứng trên mạng xã hội hoặc cũng có thể là một trò chơi tương tác đơn giản, đây là một số loại AR thường gặp:

 

  • AR Face Filter: Là những đồ họa được thiết kế và thêm vào khuôn mặt của người dùng thông qua camera của thiết bị di động. Công nghệ AR sẽ nhận diện điểm mặt và các chuyển động cơ bản của mặt, mắt, chân mày, miệng (gật đầu, chớp mắt, há miệng,...). Qua đó, các tính năng như son môi, thử nón, mắt kính hay những trò chơi tương tác, sẽ được AR ứng dụng và lập trình để người dùng sử dụng thông qua điều khiển bằng khuôn mặt. Những hiệu ứng này thường được thấy và sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram. VÍ dụ như: AR Face Filter Tết 2021 từ Merries, AR Face Filter - Stitch Hat,...

 

  AR nhận diện điểm mặt

AR Face Filter - Stitch Hat


 

  • AR Image Target: Là hình thức nhận diện một hình ảnh cố định đã được lập trình từ trước và phân tích điểm ảnh, từ đó hiển thị nội dung ảo trên ảnh bằng công nghệ AR. Nói một cách khác, người dùng sẽ sử dụng camera của điện thoại để quét hình ảnh, nội dung ảo sẽ hiển thị trên song song với nền ảnh thật. Thường được ứng dụng trong bao bì, poster sản phẩm,... để nội dung truyền tải trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn và có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn. Ví dụ như: AR Image Target - Comfort 

 

Ảnh: Vuforia - AR nhận diện một hình ảnh cố định đã được lập trình từ trước và phân tích điểm ảnh

 

AR Image Target - IVB Bank

 

  • AR Event: Được hiển thị trên các màn hình lớn tại sự kiện, nơi công cộng để tương tác với người dùng xung quanh. Công nghệ AR sẽ nhận diện đối tượng qua biểu cảm khuôn mặt và chuyển động của cơ thể. Qua đó, nội dung ảo sẽ xuất hiện và cho phép người dùng tương tác như thật. Hình thức AR Event này thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo lớn hoặc là trong những sự kiện như một backdrop, banner sinh động. Ví dụ như sự kiện Lazada Year End Party 2020


 

 

AR Event - Lazvenger AR Photobooth được dùng trong sự kiện Lazada Year End Party 2020

 

  • AR Product Viewer: Là hình thức tái hiện hình ảnh của một sản phẩm dưới định dạng 3D và cho phép hiển thị trong môi trường thực tế thông qua camera của thiết bị di động. Qua đó người dùng có thể đặt chúng ở bất kỳ mặt phẳng nào và tương tác 360 độ để trải nghiệm sản phẩm. Thường được ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ để khách hàng có thể cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra quyết định mua hàng. //Link dự án mitsubishi

 

AR Product Viewer - Amazon AR View

  • AR Space:Tái tạo không gian xung quanh của người dùng bằng những yếu tố đồ họa bắt mắt. Công nghệ AR sẽ cho hiển thị song song nội dung ảo và thực để người dùng có thể trải nghiệm chúng. Hình thức này thường được ứng dụng vào trò chơi tương tác hoặc cũng có thể kết hợp với AR Filter để người dùng sáng tạo hình ảnh mới mẻ hơn và độc đáo hơn.

 

AR Space - The Sims Freeplay 

  • AR Geo Location: Bằng cách liên kết với tính năng định vị, công nghệ AR có thể đính kèm những nội dung ảo vào các địa điểm đặc biệt được đánh dấu và cho phép hiển thị nội dung đó trên bản đồ. Ý nghĩa và những thông tin cơ bản về tên đường, di tích, hay những chiến tích lịch sử sẽ được thể hiện rõ ràng. Điều này không chỉ giúp ích cho ngành du lịch mà còn hỗ trợ khách du lịch nơi đất khách rất nhiều. Ngoài ra, hình thức này cũng được ứng dụng vào các trò chơi thực tế ảo như Pokemon Go, Hado The Hunter,...

 

AR Geo Location - Pokemon Go

 

4. Công nghệ thực tế tăng cường AR được ứng dụng vào thực tế như thế nào?

Với đa dạng hình thức ứng dụng và khả năng tăng tương tác với khách hàng, công nghệ AR có thể phù hợp với nhiều lĩnh vực. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo cùng mô hình công nghệ AR này. 

Đối với lĩnh vực quảng cáo/tiếp thị, công nghệ AR sẽ giúp cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ trở nên sống động và thú vị hơn. Khách hàng có thể trực tiếp tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của mình dù ở bất kỳ đâu. Điều này có thể giúp cho trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu của mình trở nên tốt và gắn kết lâu dài hơn. 

Với lĩnh vực bán lẻ, ứng dụng AR sẽ cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm chân thật nhất và có cái nhìn tổng quan về món hàng mình sắp mua. Đặc biệt, với những sản phẩm như nội thất, được xem trước và sắp đặt thử trong không gian sống hiện tại là điều mà mọi khách hàng đều yêu thích. Từ đó, họ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Ngoài những ứng dụng trên, công nghệ AR cũng có thể được đưa vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y khoa,... nhằm mục đích thổi hồn vào những nội dung khô cằn trở nên sinh động hơn và thực tế hơn. 

Như vậy, bức tranh tổng quan về công nghệ AR này đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc ban đầu. Công nghệ AR là một sự cải tiến của công nghệ khi cho phép người dùng đồng thời nhìn thấy một trường xung quanh cùng những yếu tố đồ họa bắt mắt. Từ đó, họ có thể tương tác với chúng và có những trải nghiệm thú vị. Với nhiều loại hình ứng dụng, AR dễ dàng được các doanh nghiệp đưa vào sản phẩm của mình và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 
 

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

Top 5 ứng dụng công nghệ AR trong tổ chức sự kiện

Blogs Hot Nhất