AR Filter là gì?
AR Filter thường được biết đến với 2 dạng phổ biến.
1. AR Interactive Filter:
Là những bộ lọc làm thay đổi không gian xung quanh hoặc có thể thêm các hình ảnh trang trí lên mặt người dùng như màu son, eyeliner, mắt kính, nón… cũng như hiện các item tương tác như văn bản, hiệu ứng động, ... Đây là loại ta thường thấy ở các trang mạng xã hội và rất phổ biến trên Facebook, Instagram, và thường được sử dụng để tăng tương tác cho nhãn hãng.
2. AR Game Filter:
Sử dụng các tính năng Face Tracking, Hand Tracking, Head Movement, ... trong Spark AR Studio để tạo nên các gameplay thú vị. Cũng giống như filter chụp ảnh, bạn vẫn có thể chụp hoặc quay lại khoảnh khắc chơi game để chia sẻ với bạn bè.
Và để đánh giá chất lượng của một AR Filter thì cần kể đến những yếu tố sau:
- Truyền tải được thông điệp
Thông điệp là yếu tố quan trọng nhất để đem lại sự thành công cho bất kỳ chiến dịch marketing nào. Thông điệp càng ấn tượng, truyền tải được những giá trị gây ra các tác động tích cực đến nhận thức, cảm xúc của người xem thì thông điệp càng dễ khiến người xem ghi nhớ thương hiệu đó.
Thông điệp trong AR Filter thường được diễn đạt bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ hoặc thông qua hình ảnh, diễn hoạt … có thể được truyền tải một cách ẩn ý nhằm tạo sự bí ẩn và thu hút, cả một chút nghệ thuật trong đó nữa.
Facebook AR Filter của Downy trong AR game “Lá chắn Downy chống khuẩn mới”, khuôn mặt của người chơi sẽ được nhận diện và ghép vào thân hình của một người phụ nữ tay cầm nước xả vải Downy, người chơi sẽ nghiêng đầu lên xuống để điều khiển chiếc khiên đánh bay vi khuẩn.
Với thời gian chơi tuy ngắn nhưng những yếu tố xuất hiện trong game cũng đủ cho ta biết khả năng kháng khuẩn của dòng sản phẩm nước xả vãi mới của thương hiệu Downy.
- Filter thú vị, độc đáo
Marketing là hoạt động quảng bá dịch vụ, sản phẩm nhằm thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các Brand luôn mạnh tay chi tiền cho những video quảng cáo bắt mắt hay hiệu ứng mới lạ, thậm chí còn thuê nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mới cho chiến dịch. Cảm xúc sẽ thúc đẩy khách hàng mua những thứ mà họ quan tâm. Và để tận dụng được điều này, chúng ta phải chọn phương pháp có thể kích thích thị giác và thính giác mà người dùng có thể tự trải nghiệm.
Khách hàng đã quá quen với các TVC quảng cáo, logo, banner… vậy hãy tạo cơ hội cho họ được tiếp cận hình thức quảng cáo mới bằng AR Filter. Nó có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí: độc, lạ và thú vị nhờ sự kết hợp của 2 không gian thực và ảo.
Để thu hút thêm lượng khách hàng ở riêng Việt Nam, năm 2020 Free Fire đã hợp tác cùng Sơn Tùng M-TP, là một ca sĩ có sức ảnh hưởng cực lớn tại Việt Nam. Ý tưởng cho chiến dịch này là ra mắt một nhân vật game có tên là Skyler, lấy cảm hứng từ ngoại hình của ca sĩ Sơn Tùng. Ngoài ra để quảng bá cho sự kiện đó, Free Fire và Marvy Co đã sản xuất riêng một AR Filter - Skyler để người hâm mộ game cũng như fan của Sơn Tùng có thể selfie cùng thần tượng của mình. Sử dụng VFX tạo điểm nhấn cho các đốm sáng nhỏ cùng nốt nhạc bay lên từ chân nhân vật kết hợp với đồ họa 3D nâng cao làm nhân vật Skyler như thật sự đang xuất hiện ngoài thế giới thật.
- Phù hợp với khách hàng mục tiêu
Mục tiêu cuối cùng của marketing là để thu hút thêm khách hàng vì vậy các brand cần phải chú ý đến đối tượng mà chiến dịch nhắm tới là ai, ở độ tuổi nào để lựa chọn filter phù hợp. Tránh trường hợp gây ra “tác dụng ngược” cho brand.
Đối tượng khách hàng là Gen Z
Là nhóm khách hàng trẻ, sôi nổi, năng động và dễ tiếp cận với công nghệ nhất, filter nên có những chi tiết hài hước, thú vị và trendy để tạo được sự chú ý. Hơn nữa cần phải sáng tạo, lồng ghép các dịch vụ, sản phẩm vào filter sao cho hợp lý, chân thực chứ đừng quá “sặc mùi” quảng cáo sẽ không thu hút được nhóm khách hàng này sử dụng filter đó. Nên nhớ ta đang nhắm đến một lượt truy cập rộng, họ không phải là những KOL, người nổi tiếng để chụp hình sau đó đăng lên để quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Công dụng của AR Filter là để gây chú ý cho mọi người, làm cho mọi người biết về brand của mình nên phải thiết kế filter để nó có thể gần gũi và dễ ứng dụng vào nhiều trường hợp nhất có thể.
Đối tượng khách hàng là Mẹ & Bé
Với những thương hiệu có đối tượng khách hàng là mẹ bỉm sữa và người dùng sản phẩm là trẻ em, trẻ sơ sinh như thương hiệu tả dán, sữa bột, đồ ăn dặm, … khi triển khai campaign sử dụng AR Filter, cần lưu ý kịch bản / diễn hoạt nội dung đơn giản, dễ hiểu, tránh triển khai những Game Filter quá phức tạp, yêu cầu hoàn thành cao. Ngoài ra, khi sử dụng màu sắc cần tránh những màu sắc quá tối, ưu tiên những màu sắc nhẹ nhàng, tạo sự dễ chịu.
Đối tượng khách hàng là phụ nữ
Đối với các sản phẩm như son, mỹ phẩm… đối tượng khách hàng phần lớn là phụ nữ và đặc biệt thích selfie, vì thế filter phải đảm bảo background đẹp, màu sắc bắt mắt và đặc biệt giúp người dùng có thể chụp ảnh / quay video với hình ảnh đẹp của chính mình.
Bên cạnh đó, đối với các Try-on Filter, cần đảm bảo tính chân thực của sản phẩm. Không chỉ cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm, Filter còn phải đem lại cảm giác như được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, và cung cấp chính xác chất lượng và hình thức của sản phẩm. Ví dụ Filter thử son, cần đảm bảo màu son trên Filter đúng 95 - 100% so với màu sắc khi sử dụng trên môi thật. Nếu ngay cả chất lượng sản phẩm cũng “ảo” cũng không tạo được niềm tin với khách hàng, uy tín thương hiệu cũng bị ảnh hưởng.
Kết hợp Mini Game để tiếp cận khách hàng tiềm năng
Để có được lượng khách hàng lớn thì phương pháp marketing phải có khả năng khiến chiến dịch lan tỏa rộng. Các brand thường ứng dụng AR Filter vào các chiến dịch giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới và kêu gọi mọi người sử dụng AR Filter, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội để nhận phần thưởng. Nhờ những lượt chia sẻ này mà brand đã tạo được một nguồn quảng cáo thụ động từ chính khách hàng mà không phải mất nhiều chi phí.
Chiến dịch "Tháng hành động vì sức khỏe" từ nhãn hàng Move Free