Thị trường Marketing hiện nay
Nếu như trước đây, khái niệm “đồ cổ” được dùng để chỉ những vật dụng có tuổi đời ít nhất 100 năm, thì ngày nay, có rất nhiều sản phẩm / vật dụng mà ta sử dụng từ những năm 2010 được xem như “đồ cổ”.
Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, chỉ trong vòng 10 năm qua, công nghệ đã có những sự thay đổi khổng lồ và tạo ra những giá trị không tưởng. Nhưng mặt khác, sự bùng nổ về công nghệ cũng đã tạo ra những thách thức khó nhằn, đòi hỏi con người phải có sự thích nghi để tạo được thành công.
Và khi người tiêu dùng tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn, các chiến lược tiếp thị cũ đã không còn khả năng gây ấn tượng với họ. Đây là lý do tại sao, hiện nay, chiến lược marketing cần phải liên tục thay đổi để thích nghi với bối cảnh công nghệ và phương tiện truyền thông phát triển chóng mặt để có thể thu hút khách hàng.
AR/VR xuất hiện và trở thành lựa chọn của nhiều thương hiệu trong các chiến dịch Marketing.
Sự xuất hiện của AR (Augmented Reality)
Mặc dù cả thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đều được thiết kế để mang lại môi trường mô phỏng cho người dùng, nhưng mỗi khái niệm là độc nhất và dành cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Ngoài các AR dành cho giải trí như AR Filter, thì các dạng AR khác như AR World, AR Geo-location, … cũng ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn.
AR World Tracking
Còn được biết với những cái tên khác như AR plane surface tracking, cũng như tên gọi của mình, để sử dụng AR World Tracking, người ta cần tìm mặt phẳng như nền nhà, mặt bàn, sân vườn, … để bắt đầu trải nghiệm diễn hoạt 3D trong môi trường AR ngay trên điện thoại. Đây là dạng AR được sử dụng trong các chiến dịch AR games, short video shooting, hoặc hiển thị sản phẩm.
Tetra Pak ứng dụng AR cho chiến dịch Packstory
Vừa qua, tập đoành cung cấp các giải pháp công nghệ đóng gói và bao bì thực phẩm hàng đầu thế giới Tetra Pak đã hợp tác cùng Marvy Co. ra mắt ứng dụng Packstory, ứng dụng cho phép khách hàng trải nghiệm AR để được cung cấp thông tin sản phẩm, các kiến thức về môi trường, kết hợp game tương tác vui nhộn. Trải nghiệm nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên các trang mạng xã hội và trong cộng đồng yêu công nghệ, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Sử dụng nghệ AR World - AR Space, công nghệ hiển thị nội dung ảo trên mặt phằng kết hợp không gian thật sống động. Với công nghệ này, người dùng chỉ cần nhận diện mặt phẳng để bắt đầu diễn hoạt bằng cách lia camera điện thoại về phía mặt phẳng. Ngoài ra, tất cả trải nghiệm được tích hợp trong cùng 1 mã QR in trên hộp sữa Vinasoy Fami mới, khách hàng chỉ cần scan mã QR một lần để sử dụng.
Câu chuyện hạt lành
Ở trải nghiệm “Câu chuyện hạt lành”, người dùng được thưởng thức những thức phim ngắn thú vị về lược sử ngành đậu nành ở định dạng 3D trong môi trường AR. Từng câu chuyện được miêu tả sinh động không chỉ qua lời kể của người dẫn chuyện mà còn qua hình ảnh chân thật và thú vị. Tạo hình hiển thị như một tấm thiệp AR dành cho hạt đậu và mỗi hạt đậu là một câu chuyện lịch sử vừa thân quen vừa thú vị được lồng ghép vào phim ngắn dưới định dạng hoạt hình.
Với mục tiêu đem lại những trải nghiệm văn hóa thú vị, Tetra Pak và Marvy Co. đã quyết định sử dụng các mốc thời gian hình thành và phát triển đất nước theo thứ tự từ thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng, nhà Lý và thế kỷ XIX để kể câu chuyện về hạt đậu nành Việt. Những câu chuyện đó được thể hiện qua hình ảnh hạt đậu nành bé nhỏ kết hợp hình ảnh minh họa hấp dẫn và lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tất cả tạo nên những thước phim hoạt hình thú vị được diễn hoạt trong môi trường AR độc đáo và lôi cuốn.
Bên cạnh đó, game tương tác cũng là một điểm nhấn đặc biệt. Với thiết kế ba hạt đậu khổng lồ tượng trưng cho ba dưỡng chất mà đậu nành mang đến, như Chất Xơ, Đạm Thực Vật, và Chất Chống Lão Hóa kết hợp hình ảnh Thanh năng lượng. Mỗi khi người chơi dùng tay để kéo từng hạt đậu vào cơ thể người, thanh năng lượng sẽ tăng dần và hoàn thành khi 3 hạt đậu đã được hấp thụ.
Hành trình hộp giấy
Với mong muốn giúp cho khách hàng, đặc biệt là người trẻ, có cái nhìn chi tiết về quá trình sản xuất, đóng gói và phân loại hộp giấy sau khi sử dụng, Tetra Pak và Marvy đã quyết định chuyển hóa quá trình sản xuất khô khan thành một những thiết kế dễ thương và diễn hoạt dưới định dạng AR trong trải nghiệm Hành trình Hộp giấy.
Không sử dụng hình thức truyền tải kiến thức qua short phim 3D như Câu chuyện hạt lành, ở Hành trình hộp giấy, nội dung và kiến thức được trình bày qua lời thoại của một “MC” dễ thương - Hộp giấy Tetra Pak, giúp người dùng có cảm giác như đang tham gia một buổi workshop chia sẻ kiến thức và giải trí với game tương tác ảo.
Bên cạnh lập trình AR và 3D Modelling, Marvy Co. còn đảm nhiệm thiết kế UX/UI cho ứng dụng Packstory. Không chỉ đảm bảo về độ nhận diện thương hiệu khi sử dụng các màu sắc chủ đạo của logo Tetra Pak, marvy Co. còn lưu ý tối ưu trải nghiệm người dùng bằng cách lập trình các nút chuyển tiếp, định hướng người dùng theo dõi câu chuyện và trải nghiệm đầy đủ kết hợp với nhạc nền vui nhộn được lập trình phát xuyên suốt trải nghiệm.
Những dự án AR khác của Marvy Co.: