Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

Checklist Không Thể Thiếu Dành Cho Maketers và Planner Khi Lên Kế Hoạch Digital Marketing

Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà có nhiều cách để thiết kế nên bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Hãy cùng marvy Co. tìm hiểu nhé!.

I. Kế hoạch marketing là gì?

 

Kế hoạch marketing là một bản kế hoạch hoạch định chiến lược marketing mà doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Một kế hoạch marketing có thể chia thành nhiều hoạt động khác nhau và được thực hiện bởi nhiều bộ phận trong một công ty, các nội dung chính của kế hoạch bao gồm:

  • Mục tiêu
  • Nhiệm vụ
  • Phân tích các tình huống
  • Cơ hội
  • Ngân sách
  • Khách hàng & thị trường mục tiêu
  • Thời gian thực hiện
     

II. Các dạng kế hoạch marketing

 

Có nhiều dạng kế hoạch khác nhau, phổ biến nhất chính là:


1. Kế hoạch marketing theo quý hoặc năm:


Nội dung chính của kế hoạch là nêu bật các chiến dịch mà doanh nghiệp trong khoảng thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. 

 

2. Kế hoạch marketing trả phí: 


Kế hoạch bao gồm các chiến lược mà doanh nghiệp cần trả thêm phí. Ví dụ như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc quảng cáo trên mạng xã hội trên PPC, pay-per-click, là một mô hình quảng cáo trên internet được sử dụng để hướng lưu lượng truy cập đến các trang web, trong đó nhà quảng cáo trả tiền cho nhà xuất bản khi quảng cáo được nhấp vào. 

 

3. Kế hoạch tiếp thị truyền thông xã hội: 


Kế hoạch này dùng hoạch định các kênh, chiến dịch marketing cụ thể mà bạn dự định thực hiện trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc giữ mối quan hệ tốt với giới truyền thông, báo chí, …

 

4. Kế hoạch tiếp thị nội dung (content marketing): 

Kế hoạch này dùng hoạch định chiến thuật và chiến lược nội dung mà doanh nghiệp dùng để quảng bá sản phẩm của mình.

 

5. Kế hoạch Tiếp thị Ra mắt Sản phẩm Mới: 

Kế hoạch này được thiết kế để đưa ra lộ trình chiến lược và chiến thuật để quảng cáo một sản phẩm mới.

 

III. 5 bước để thiết kế bản kế hoạch Marketing

 

Tùy thuộc vào ngành và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà có nhiều cách để thiết kế nên bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mỗi bản kế hoạch đều cần 5 bước cơ bản như sau: 

  • Phân tích tình hình doanh nghiệp
  • Xác định khách hàng/ thị trường mục tiêu
  • Xác định mục tiêu marketing
  • Phân tích chiến lược marketing
  • Xác định ngân sách


Dưới dây là 5 bước để thực hiện lập bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Cùng phân tích cụ thể từng bước dưới đây nhé!

Cùng Marvy Co. tìm hiểu 5 bước thực hiện Bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh. 

 

1.Phân tích tình hình doanh nghiệp

 

Bạn có thể bắt đầu phân tích tình huống bằng việc tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đâu là cơ hội, và đâu là các thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Một trong những mô hình phân tích hữu ích để xác định những yếu tố này là mô hình phân tích SWOT.

 

 

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.

 

Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.

 

2. Xác định khách hàng mục tiêu

 

Khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần phân tích được các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng để hiểu rõ được chân dung khách hàng của mình, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược rõ ràng. 

 

Những đặc điểm cần lưu ý:

  • Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính…
  • Tâm lý học:  Sở thích, thói quen, lối sống, phong cách, thần tượng, nhóm ảnh hưởng
  • Hành vi mua hàng của khách hàng.
  • Phân tích tâm lý khách hàng

Xác định khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy.

 

Nói một cách chính xác, việc xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch của bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị Marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và tập trung vào các đối tượng này. Bên cạnh đó, các marketer còn có thể rút ngắn được thời gian thực hiện chiến dịch một cách đáng kể.

 

3. Xác định mục tiêu marketing

 

Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn hình dung đâu là đường đi đúng hướng. Mục tiêu chiến dịch cần cụ thể, có thể đo lường đường, có thể đạt được và phải có deadline. Bạn phải đảm bảo tất cả mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, phải thực tế và phải có thời gian thực hiện.


Sau khi định hướng được mục tiêu marketing, doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu dựa vào mô hình SMART. Với các tiêu chí gồm:

  • Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu của bạn đề ta cần có tính cụ thể và dễ hiểu. Đối với điểm này, bạn nên đặt ra mục tiêu với con số cụ thể, rõ ràng ví dụ như: Doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận bao nhiêu, doanh thu đạt được là bao nhiêu, tăng bao nhiêu thị phần trong ngành,…
  • Measurable (Tính đo lường): Mục tiêu của bạn đề ra cần phải đo lường được. Điểm này sẽ được thể hiện trên các con số như doanh thu theo ngày, theo tuần, theo tháng,…
  • Actionable (Tính phù hợp): Mục tiêu của bạn đưa ra cần phù hợp với khả năng, thực lực và ngân sách của công ty.
  • Relevant (Mục đích chung): Mục tiêu của Digital Marketing plan đưa ra cần hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp.
  • Time-bound (Thời gian cụ thể): Mục tiêu đưa ra cần có thời gian cụ thể để thực hiện. Lúc này bạn có thể chia mục tiêu lớn ra theo tháng, theo tuần để thực hiện.


4. USP (Unique Selling Point)

 

Xác định được Điểm bán hàng Độc nhất (Unique Selling Point) là một bước quan trọng trong việc tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Một USP sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu đối tượng rất cụ thể.

 

Để nêu rõ USP của mình, mỗi doanh nghiệp cần:

  • Xác định rõ thị trường mục tiêu
  • Giải thích điều mà doanh nghiệp mang đến cho thị trường của mình
  • Nêu rõ những lợi ích khác biệt mà doanh nghiệp bạn cung cấp
  • Xác định điểm mạnh mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp
  • Làm nổi bật cách tính cách thương hiệu của bạn thu hút đối tượng lý tưởng của bạn

Sau khi đã liệt kê các yếu tố trên, bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau thành một đoạn ngắn gọn, đưa vào kế hoạch tiếp thị của mình để giúp đội ngũ marketing tập trung phát triển nó tốt hơn.

 

5. Phân tích chiến thuật marketing (tactics)

 

Sau khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu, phân tích SWOT và những lợi thế của doanh nghiệp thì việc tiếp theo là chọn ra chiến thuật marketing phù hợp để làm nổi bật những thế mạnh của công ty. Trước khi bạn có thể bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn phải biết ngân sách.

 

Dựa vào mục tiêu chung và những đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, người mua, doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn để chọn ra đâu là chiến thuật marketing phù hợp nhất. Tham khảo các các chiến thuật marketing dưới đây:

  • Phát triển website / landing page
  • SEO / SEM
  • Social Media
  • Email marketing
  • Webinars / workshop
  • Quảng cáo
  • Media (research, planning, placement, traffic)
  • Thông cáo báo chí
  • Chương trình khuyến mãi: giảm giá, quà tặng, khách hàng thân thiết,…
  • Brochures, tờ rơi

  •  

6. Xác định ngân sách

 

Xác định ngân sách là một trong những bước quan trọng khi lên kế hoạch cho bất kỳ hoạt động marketing nào. Việc xác định trước ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp không chi quá mức kế hoạch ban đầu của mình.

 

Sau khi xác định ngân sách marketing của mình, doanh nghiệp cần phải xem xét các chiến thuật tiếp thị của mình để đảm bảo rằng kế hoạch marketing được vận hành hiệu quả với chi phí tốt nhất. Doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa ngân sách tiếp thị của mình bằng cách như:

  • Tập trung nguồn lực vào những gì mà doanh nghiệp đang làm tốt nhất.
  • Sử dụng các công cụ marketing cho phép kiểm soát chi tiêu của bạn.
  • Đừng đầu tư quá mức vào một hoạt động marketing cho đến khi bạn đã chứng minh được mức độ hiệu quả của nó (tỷ lệ ROI).
  • Sử dụng Re-marketing trên nhiều kênh để tăng hiệu quả chuyển đổi.

 

7. KPI

 

Sau khi hoàn thiện bảng kế hoạch marketing thì việc đưa ra được KPI cho giai đoạn marketing cụ thể là điều hết sức quan trọng. KPI là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu cụ thể. KPI sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh được hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

Một số tiêu chỉ KPI có thể được đặt ra như: doanh số bán hàng, số khách hàng tiếp cận được, tỉ lệ chuyển đổi, số lượng tương tác (like, comment, share) trên mạng xã hội,…


IV. Ứng dụng mô hình SMCRFN khi lập kế hoạch truyền thông Marketing

 

Xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả là một quá trình dài và cần sự tỉ mỉ, chỉnh chu. Tuy nhiên, không có một quy chuẩn hoặc mô hình cụ thể nào để mọi người có thể “copy paste” 100% mà marketer phải có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

 

Tùy vào từng môi trường, hoàn cảnh và mục tiêu của doanh nghiệp mà kế hoạch truyền thông sẽ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả khác nhau. Do đó, bạn cần hiểu rõ mô hình SMCRFN dưới đây:

  • S (Source/Sender – Nguồn): Ai (Doanh nghiệp nào? Thương hiệu gì?) sẽ là người sẽ tổ chiến dịch marketing này.
  • M (Message – Thông điệp): Thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng là gì.
  • C (Channel – Kênh): Lựa chọn các kênh truyền thông – nơi khách hàng tập trung nhiều nhất để thu hút họ.
  • R (Receiver – Người nhận): Nghiên cứu và phân tích đối tượng mục tiêu để xây dựng chiến lược phù hợp nhất.
  • F (Feedback – Phản hồi): Lắng nghe phản hồi, chia sẻ của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm của bạn để khắc phục và cải thiện dịch vụ tốt hơn để “giữ chân” họ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn.
  • N (Noise – Nhiễu): Bạn cần lưu ý đến yếu tố này nhiều nhất, vì khi truyền tải thông điệp giữa sự cạnh tranh khốc liệt – những yếu tố xung quanh có thể khiến kế hoạch ban đầu của bạn đi lệch hướng.
     

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

Solite Đã Ứng Dụng AR Image Tracking Cho AR Filter Game Như Thế Nào

Blogs Hot Nhất