Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

Thương Hiệu Thời Trang Cao Cấp Đã Ứng Dụng AR Như Thế Nào

Để nói về việc áp dụng công nghệ mới vào marketing thì thực tế tăng cường, augmented reality (AR), chính là một trong những công nghệ nổi bật, được giới marketer săn đón và ưu ái. .

Ngày nay, triển khai chiến dịch digital marketing hấp dẫn là một trong những chiến thuật marketing giúp thương hiệu đạt được nhiều lợi ích, không chỉ trong việc tăng nhận diện thương hiệu, mà còn giúp tăng doanh thu và tạo được những bức phá về mặt hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Và để có được những chiến dịch digital marketing thành công, thương hiệu cần tập trung nhiều sự sáng tạo về cả ý tưởng lẫn hình thức triển khai. Chính vì thế, không ít thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã không ngại làm mới mình bằng cách áp dụng công nghệ mới.

 

Trong bài viết này, hãy cùng Marvy tìm hiểu những ý tưởng áp dụng AR vào marketing độc đáo của các thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới.

 

Chanel

AR filter by Chanel

Một quả cầu tuyết khổng lồ, đó chính xác là những gì Chanel đã quyết định thực hiện tại The Standard, New York. Chanel đã tạo trải nghiệm AR sử dụng công nghệ AR World, công nghệ diễn hoạt AR trên mặt phẳng, có thể được truy cập thông qua Snapchat lens hoặc bằng cách tải xuống ứng dụng thông qua trang web http://chanel.com của thương hiệu. Và những người không thể đến địa điểm tổ chức sự kiện hoàn toàn có thể trải nghiệm bầu không khí này với Snapchat lens, điều này tạo ra nhiều sức lan tỏa hơn cho chiến dịch.

 

Dior

Nhắc đến Dior, chúng ta không thể không nhắc đến những AR filter đầu tiên của giới thời trang cao cấp mà thương hiệu ra mắt vào năm 2019, đánh dấu hành trình ứng dụng công nghệ vào marketing thương hiệu. 

Khi nhắc đến những loại hình AR được yêu thích trong giới mộ điệu, chắc hẳn AR try-on chính là loại hình AR xuất hiện đầu tiên trong danh sách. AR try-on cho phép người dùng được “thử” các sản phẩm thời trang như mắt kính, túi xách, giày dép, quần áo, … Và trong những năm qua, các thương hiệu như Dior đã tạo ra một loạt bộ lọc cho Snapchat và Instagram để cho phép người tiêu dùng thử các phụ kiện từ thương hiệu của họ. 

Không chỉ ứng dụng AR vào marketing sản phẩm, Dior còn ra mắt một bộ lọc Rose Des Vents có biểu tượng huy chương ngôi sao may mắn, lấy cảm hứng từ bộ sưu tập trang sức đình đám cùng tên, được thiết kế bởi Victoire de Castellane, Giám đốc Sáng tạo của Dior Joaillerie. Đặc biệt, AR filter còn có sự tham gia quảng bá của siêu mẫu Cara Delevingne.

 

Burberry

Trong dịp khai trương cửa hàng tại Tokyo, thương hiệu Burberry đã ra mắt công cụ mua sắm Thực tế tăng cường (AR) thông qua công nghệ Tìm kiếm (Search) của Google. Công cụ AR này cho phép người tiêu dùng trải nghiệm các sản phẩm của Burberry ngay trên điện thoại, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm tìm kiếm và mua sắm trực tuyến của khách hàng.

 

Gucci

Thương hiệu Gucci với những sản phẩm đắt đỏ nằm ngoài tầm với của rất nhiều người tiêu dùng. Rất nhiều khách hàng đã nhìn thấy các cửa hàng Gucci từ bên ngoài, ngắm nhìn những bộ trang phục hào nhoáng, những chiếc túi sành điệu, nhưng chưa bao giờ thực sự trải nghiệm sự sang trọng này.

Bằng cách áp dụng thực tế tăng cường (AR) để thu hẹp khoảng cách giữa mua sắm thực tế và mua sắm trực tuyến thông qua các ứng dụng "dùng thử", các ứng dụng AR lenses còn giúp người dùng hình dung họ sẽ trông như thế nào khi sử dụng sản phẩm nhất định.

Gucci thậm chí còn hợp tác với Snapchat để ra mắt những trải nghiệm dùng thử ảo thông qua ứng dụng. Động thái khôn ngoan này đã làm tăng đáng kể sự tương tác của khách hàng, mở ra một kênh bán hàng mới. Được biết, Gucci cũng là hãng thời trang cao cấp đầu tiên hợp tác với Instagram để sử dụng ứng dụng thực tế tăng cường nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

 

Louis Vuitton

Cửa sổ tăng cường (AR Window) là một cách khác để sử dụng AR để nhằm tăng tương tác cho thương hiệu. AR có thể mở rộng giới hạn vật lý của các địa điểm bán lẻ để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, cho dù bằng cách gì, thông qua gương AR cho phép người mua hàng thử đồ mà không cần bước vào cửa hàng hay chỉ đơn giản bằng cách mở rộng cách kể chuyện bằng hình ảnh của một thương hiệu.

Cửa sổ AR từ thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton do Tiến sĩ Helen Papagiannis (một chuyên gia XR chuyên tạo ra trải nghiệm thực tế tăng cường AR cho các thương hiệu) thực hiện.

Tiến sĩ Pappagiannis đã tạo ra một phần mở rộng AR cho màn hình cửa sổ của Louis Vuitton tại Toronto, lấy cảm hứng từ mẫu chữ lồng nổi tiếng của thương hiệu. Trải nghiệm này cho phép khách hàng có thể xem và chia sẻ trực tiếp thông qua Apple AR Quicklook mà không cần tải thêm phần mềm hỗ trợ. 

 

Prada

Tối giản và sang trọng – giống như hình ảnh của chính thương hiệu – AR filter của Prada nổi bật với bảng chữ màu trắng đơn giản với kiểu chữ màu đen cổ điển của thương hiệu.

Filter cho phép người dùng tìm hiểu “Tâm trạng Prada hiện tại” (Current Prada Mood) và selfie cùng các hiệu ứng đặc biệt được lồng ghép cùng các kết quả tâm trạng thú vị, như "Provoke Reactions And Demand Attention", "Profound References And Defiant Attitude" hay"Pleasingly Refined And Deliberately Atypical".

 

Miu Miu

Tương tự với AR filter của Prada, Miu Miu cũng đã ra mắt AR filter cho phép khách hàng dự đoán bản thân là nụ hôn nổi tiếng nào. Sử dụng hiệu ứng hiện kết quả ngẫu nhiên, Miu Miu đã thành công giúp người dùng có những giây phút thư giãn nhưng vẫn ấn tượng với nội dung thú vị từ filter, nụ hôn nổi tiếng, và cũng chính là chủ đề của bộ sưu tập mà thương hiệu ra mắt vào Lễ tình nhân.

Những nụ hôn nổi tiếng mà thương hiệu lồng ghép vào filter chính là nụ hôn trao sự sống của Hoàng tử quyến rũ, đến cảnh chia tay mang tính biểu tượng ở Casablanca.

 

Versace

Instagram filter Medusa của Versace có logo mang tính biểu tượng của thương hiệu, nữ thần đầu rắn Medusa. Với thiết kế theo phong cách semi-transparent, nhân vật thần thoại Hy Lạp nổi bật cùng với các hoa văn đơn sắc geometric.

Được ra mắt trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá bộ sưu tập FW20 của thương hiệu, các thiết kế được lấy ý tưởng từ kết cấu, độ tương phản, và chất liệu từ bộ sưu tập, mang đến cho người dùng những trải nghiệm công nghệ đan xen với thời trang cao cấp.

 

AR đã và đang thay đổi ngành thời trang cao cấp như thế nào

Vào tháng 12 năm 2021, Bain & Company đã công bố một báo cáo cho biết trực tuyến (online) sẽ trở thành kênh bán hàng lớn nhất duy nhất cho hàng xa xỉ cá nhân trong những năm tới. Thị phần của các thương hiệu sang trọng dự kiến sẽ chiếm tới 30% thị trường toàn cầu vào năm 2025. 

Hiện nay, nhiều thương hiệu thời trang  sang trọng đang áp dụng phương thức kỹ thuật số hóa (digitalisation). Tuy nhiên, có những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể nhân rộng trải nghiệm mua sắm các mặt hàng cao cấp tại cửa hàng trực tuyến. Và, làm cách nào chúng ta có thể tái tạo trải nghiệm như mua sắm tại cửa hàng vật lý nhưng vẫn giúp khách hàng có được cảm giác độc quyền, cá nhân hóa trải nghiệm khi mua sắm trực tuyến? 

Đó là lý do các thương hiệu đang dần ứng dụng thực tế tăng cường cho các chiến dịch marketing thương hiệu.

Các ứng dụng như Snapchat đã dẫn đầu việc áp dụng AR trên toàn cầu và các công nghệ tương tự hiện đang được áp dụng cho ngành bán lẻ các mặt hàng cao cấp.

Thực tế tăng cường AR cho phép khách hàng chiêm ngưỡng, tương tác và dùng thử các sản phẩm trong môi trường sống động như thật, mở ra những cơ hội chưa từng có cho các nhà bán lẻ cao cấp.

 

Và đây chính là ba lợi ích AR đã và đang mang đến cho các thương hiệu xa xỉ.

AR cho trải nghiệm dùng thử được cá nhân hóa

Một trong những thách thức lớn nhất khi mua sắm trực tuyến là không thể dùng thử mặt hàng trước khi mua. Nhưng AR đang cho phép người dùng làm điều này bằng sức mạnh của điện thoại thông minh của họ. 

Như đã được nhắc đến trong bài viết, thương hiệu cao cấp đến từ Pháp, Dior, đã ra mắt dòng sản phẩm giày thể thao B27 mới của mình và ứng dụng thực tế tăng cường trong chiến dịch kinh doanh sản phẩm trực tuyến, cho phép người dùng Snapchat có cơ hội thử giày thể thao trong môi trường AR ngay tại nhà. Sau đó, người dùng có thể chuyển sang mua hàng. 

Dior Launches AR Lens with Snapchat | BrainStation®

Dior đã thúc đẩy thành công doanh số bán hàng trên trang web của mình và Snapchat AR lens với mức lợi tức tăng đến 6,2 lần. Và khi kết hợp với quảng cáo trả phí (Paid ads), Dior đã tạo ra hơn 2,3 triệu lượt xem trải nghiệm AR thông qua Hồ sơ doanh nghiệp.

 

AR để đánh giá sự phù hợp và giảm tình trạng trả hàng

Khi làm việc với các thương hiệu xa xỉ, AR của Snapchat không chỉ là về cách quần áo hoặc phụ kiện trông như thế nào đối với người tiêu dùng, mà còn được sử dụng để đánh giá các vấn đề về sự phù hợp và hạn chế tình trạng trả lại khi mua hàng trực tuyến.

Snapchat boosts AR try-on tools: Farfetch, Prada dive in | Vogue Business

Có rất nhiều rào cản khi mua sắm các mặt hàng cao cấp trực tuyến. Điều khiến các thương hiệu đau đầu nhất chính là việc trả lại hàng giá trị cao nếu không vừa. Foresight Factory tiết lộ rằng những người mua sắm ở Úc đã trả lại số quần áo trị giá 99,5 triệu đô la. 

Báo cáo toàn cầu cho thấy công nghệ AR Try-on có thể giảm 31% việc trả hàng khi mua sắm trực tuyến hàng năm.

Áp dụng AR cũng là cơ hội để các thương hiệu cao cấp tiếp cận nhiều người mua sắm ở khu vực xa hơn. Gần một nửa (46 phần trăm) người mua sắm ở nông thôn Úc nhận thấy khó khăn trong việc trải nghiệm sản phẩm là yếu tố cản trở chính đối với mua sắm trực tuyến. Điều này có thể được giải quyết thông qua thử nghiệm AR.

 

Ứng dụng AR để tăng mức độ tương tác

Dữ liệu nội bộ của Snap cho thấy thế hệ Gen Z và Millennials của Úc đang đầu tư vào thời trang xa xỉ một cách tích cực. 60% thành viên của các cộng đồng này tại Úc cho biết họ ưa chuộng việc mua các mặt hàng thời trang xa xỉ trực tuyến. Nhưng để có thể trở thành thương hiệu được yêu thích, các thương hiệu đang tìm cách tương tác với những “cư dân mạng” một môi trường mà họ cảm thấy thoải mái nhất.

AR mang lại mức độ chú ý trực quan gấp đôi so với các sản phẩm tương tự không phải AR. Điều này có thể cải thiện những trải nghiệm mua hàng, gây ấn tượng mạnh mẽ và tạo được những kỷ niệm giải trí ấn tượng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu khi tìm kiếm và mua một mặt hàng cao cấp.

Hơn nữa, khi mọi người tương tác với các sản phẩm có trải nghiệm AR, tỷ lệ chuyển đổi của họ cao hơn 94%, cho thấy mối liên hệ cá nhân sâu sắc hơn giữa thương hiệu và khách hàng.

Snapchat announces AR try-on and social shopping features

Theo ông Robert Triefus, Phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng Consumer Engagement của Gucci, cho biết: “Tỷ lệ chuyển đổi mà chúng tôi thấy đã khiến chúng tôi ngạc nhiên. Do đó, chúng tôi đang tăng gấp đôi trải nghiệm AR để thúc đẩy Thương mại điện tử.”

Bất kỳ thương hiệu xa xỉ nào không có chiến lược AR vào năm 2022 nên xem xét lại cách tiếp cận của mình. Một tiện ích khi mua sắm, AR cho phép người dùng có được góc nhìn 360 độ về sản phẩm. Nó cho phép người dùng xem sản phẩm trông như thế nào, cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm hấp dẫn hơn.

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

Cách Tiển Khai AR Filter Cho Chiến Dịch Marketing Lễ Hội

Blogs Hot Nhất