Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

5 Ý Tưởng Mini Game Cho Thương Hiệu Food & Beverage

Ứng dụng Mini Game vào marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng..

Sau covid, ngành kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống Food & Beverage (F&B) đang dần phục hồi và phát triển nhanh chóng. Trước sự ra đời của hàng loạt thương hiệu mới, cộng với việc các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hiện tại không ngừng đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, đã làm cho thị trường trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Và đây chính là lúc các doanh nghiệp cần vạch ra một chiến lược marketing hấp dẫn và hiệu quả. 

Việc triển khai các chiến dịch marketing ứng dụng công nghệ đang là một phương án mới và cực kỳ nổi bật, được giới marketing ưa chuộng trong những dự án truyền thông gần đây. Cùng Marvy khám phá 5 idea mini game dành riêng cho doanh nghiệp F&B từ Octokit - Nền tảng cung cấp 1000 template AR / Game cho các chiến dịch marketing:

1. Pumping on the drink 

 

 

Template “Pumping on the drink” với cách chơi mới lạ, hấp dẫn. Nhiệm vụ của user chính là “tap” vào màn hình để chai có thể đáp đúng vị các item lon bên dưới. 

Các thương hiệu F&B chỉ cần thay thiết kế hiện tại bằng cách hình ảnh sản phẩm là đã có thể triển khai ngay một dự án marketing tăng nhận diện thương hiệu rồi đấy! 

Thử ngay: 

 

2. Sweet Jump 

 

Mini game được thiết kế dễ thương, gần gũi phù hợp cho mọi lứa tuổi. Cách chơi game cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bấm vào trái hoặc phải màn hình để chú gấu nhảy lên ăn được các vật phẩm. 

Doanh nghiệp có thể thay đổi hình ảnh và các vật phẩm trong template Sweet Jump khi sử dụng tính năng của Octokit. Với thương hiệu gà rán muốn áp dụng template này, có thể đổi nhân vật chủ đạo thành “nhân viên phục vụ” và các item gói bánh chuyển thành “đùi, cánh gà rán”. Để thu hút khách hàng đến trực tiếp cửa hàng, ta có thể đặt standee có đính kèm mã QR ở trước quán. Player thể scan mã và chơi game tích điểm theo yêu cầu để nhận voucher khuyến mãi tại quầy thanh toán. 

Thử ngay:

 

3. Bug Smasher 

 

Lập trình cách chơi template “Bug Smasher” đơn giản nhưng vẫn truyền tải thông điệp vệ sinh an toàn thực phẩm. User điểu khiển thanh bảo vệ xung quanh item thức ăn để ngăn cản bọ tấn công thức ăn. 

Template “Bug Smasher” có thể thay đổi thiết kế item sản phẩm tương của thương hiệu, phù hợp cho cả các brand Snack hoặc Đồ đóng hộp.

Thử ngay: 

 

4. Quick Hand 

 

 

“Quick hand” là template thích hợp đối với các thương hiệu F&B có nhiều dòng sản phẩm. Để tăng độ nhận diện cho dòng sản phẩm mới, nhãn hàng thay đổi item trái cây thành các dòng sản phẩm hiện đang sản xuất.

Thử ngay: 

 

5. Tap to create music 

 

 

Với template “Tap to create music”, người chơi sẽ vừa trải nghiệm gameplay thú vị vừa thưởng thức được âm nhạc sinh động. Với mini game này, đòi hỏi ngườu chơi phải có thao tác nhanh để chạm vào ly trà sữa rơi từ trên xuống và tốc độ rơi xuống của vật phẩm sẽ nhanh dần. Khi người chơi bỡ lỡ hay không chạm kịp vật phẩm thì game sẽ kết thúc. 

Thử ngay: 

 

 

Lợi ích khi sử dụng mini game cho ngành F&B

Tăng tương tác 

Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram là cánh cổng mang đến sự kết nối vô hạn giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời cũng chính là nền tảng để triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả. Áp dụng mini game vào chiến dịch marketing (gamification campaign) có thể giúp khách hàng có nhiều động lực để chủ động tương tác với doanh nghiệp.

Ngoài ra, bằng cách chia sẻ link tham gia mini game trên mạng xã hội, doanh nghiệp cũng có thể tăng yêu cầu người chơi like/share/comment trên Fan Page của nhãn hàng, bài post của Fan Page sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng tương tự (lookalike audience). Để tăng tính gaming cho campaign, doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị những phần quà cho những người chơi có điểm cao hoặc tương tác nhiều nhất.

 

 Tiết kiệm chi phí 

Sử dụng mini game cho chiến dịch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà vẫn tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Với trải nghiệm thú vị khi tham gia mini game cùng với phần thưởng hấp dẫn dành tặng cho người chơi may mắn, doanh nghiệp của bạn sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng mà không cần chi thêm ngân sách cho việc mua like hay chạy quảng cáo cho fanpage. 

 

Tăng nhận diện thương hiệu

Xây dựng Brand Awareness là mục tiêu mà các doanh nghiệp mới luôn ưu tiên hướng đến khi triển khai chiến dịch marketing. Đây cũng là lợi ích nổi bật nhất khi áp dụng mini game trong campaign marketing. Bằng cách lồng ghép sản phẩm vào game, như thiết kế asset game hay  thiết kế concept game theo branding guideline của doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với người chơi, từ đó giúp độ nhận diện thương hiệu được nâng cao.

 

Thu thập dữ liệu khách hàng 

Khi chơi mini game khách hàng cần nhập tên, số điện thoại hay email để ban tổ chức có thể ghi lại kết quả trên hệ thống. Bằng việc lập trình tính năng CMS, doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu người chơi, từ đó dễ dàng xác nhận được phân khúc khách hàng quan tâm và trải nghiệm mini game. Điều này cũng giúp doanh nghiệp định hình lại đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. 

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

Chứng khoán HSC Ứng Dụng Gamification Cho Chiến dịch Marketing

Blogs Hot Nhất