Dịch vụ

Dự án

Liên hệ

Thêm
Vie \ Eng

Theo

  • Khang Bui

Marketing Đã Không Còn Đơn Điệu Với Công Nghệ AR

Marketing đã “kết nạp” AR vào một trong các phương thức quảng bá tiềm năng của mình..

Trước đây khi internet chưa phổ biến, ta chỉ có thể thấy những quảng cáo khi đang xem phim, chương trình truyền hình hoặc các phương thức marketing truyền thống như banner, telesales, báo chí… 

Ngày nay mọi thứ đều dễ trở nên “viral” nhờ các trang mạng xã hội nên các công ty, doanh nghiệp đều hướng đến marketing qua truyền thông, để tận dụng nền tảng có sức lan tỏa mạnh mẽ này, ngành marketing đã “kết nạp” AR vào một trong các phương thức tiềm năng của mình.

 

AR có gì thú vị khiến các doanh nghiệp muốn ứng dụng vào marketing campaign?

 

1. Tăng tương tác giữa thương hiệu và người dùng

Đối với các video quảng cáo bắt buộc ta thường thấy trên youtube, thời lượng video chỉ khoảng 5 giây hoặc dài hơn là 15 giây, ngắn quá thì không khiến người xem nhớ tới sản phẩm, dài hơn thì sẽ gây khó chịu cho người xem vì phải chờ lâu để xem video mình muốn. Điều này không đảm bảo các quảng cáo sẽ được tiếp cận rộng rãi và hiệu quả trải nghiệm người dùng không cao.

Trong khi đó với các AR Filter, người dùng có thể quyết định khi nào và ở đâu để tương tác. Thời gian tương tác với filter cũng lâu hơn (các bộ lọc AR có thời gian tương tác trung bình là 75 giây) khiến người dùng dễ chú ý và nhớ về brand hơn. Giả sử với filter có thể thay đổi màu tóc, người dùng sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm filter hơn là xem một video mà mình không có nhu cầu. 

 

2.Dễ chia sẻ nhằm tăng lượt tiếp cận cho brand

Đối với thế hệ trẻ hiện nay đã quá quen với từ “filter”, nhất là trên Instagram hoặc Snapchat, AR filter càng phong phú và thú vị thì càng có nhiều lượt chia sẻ hơn. Thay vì phải trả tiền để quảng bá sản phẩm thì hãy tạo lượt tiếp cận thụ động từ chính những người sử dụng mạng xã hội, không tốn kém mà sức lan tỏa lại cao. Sự sáng tạo và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ thúc đẩy khả năng nhận diện thương hiệu.

Với tính năng Story đang rất thịnh hành, người dùng có thể sử dụng AR Filter của nhãn hàng một cách dễ dàng bằng cách chạm vào tên filter hiện ở góc trên màn hình.


 

3. Sáng tạo và ấn tượng 

Chỉ với một chiếc điện thoại, những người sử dụng bộ lọc có thể tương tác với brand ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.Với những ý tưởng táo bạo cùng hình thức quảng cáo thương hiệu vô cùng thời thượng và hiện đại, AR Filter đã mở ra một kỷ nguyên Marketing áp dụng công nghệ chưa từng có. Không chỉ có thể trình diễn những thước phim 3D sống động, với AR Filter, người dùng còn có thể thưởng thức những gameplay sáng tạo cùng những design bắt mắt.
 

Template AR Filter dành riêng cho quảng bá sản phẩm từ octokit.co

Doanh nghiệp có thể sử dụng những loại hình AR nào?

 

  1. AR Image Tracking:

Quá nhàm chán với những poster bất động treo trên tường thì khi kết hợp với AR Image tracking, ta có thể khiến các bức tranh, poster phim… trở nên sống động.


 

Một bức tranh vẽ một nghìn từ nhưng một AR Filter có thể thể hiện sự độc đáo cho một nghìn bức tranh. 

Áp dụng công nghệ AR Image Tracking, Brands có thể cho ra đời những Filter diễn hoạt 3D trên nền một bức tranh, hoặc AR Postcard. Người dùng có thể thưởng thức những thước phim ngắn thú vị hoặc diễn hoạt 3D hấp dẫn ngay trên điện thoại của mình mà không cần phải tải bất kì ứng dụng hỗ trợ nào. Sử dụng AR Image Tracking còn giúp thương hiệu trở nên chuyên nghiệp, độc đáo hơn trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh vì đây vẫn là một lĩnh vực còn mới.

Thiệp mời Tiktok Awards 2020, chỉ cần dùng điện thoại để scan mã QR sau đó dùng camera để trải nghiệm trình diễn 3D trong môi trường AR đầy sáng tạo và hấp dẫn.

 

  1. AR Try-on Filter

Một trong những ngành ứng dụng rất thành công AR Filter phải kể đến ngành mỹ phẩm. Bạn muốn mua mỹ phẩm online nhưng lại không biết loại mỹ phẩm đó có hợp với mình không, các bộ lọc AR này có thể dễ dàng chứng minh điều đó.

Khi sử dụng bộ lọc AR, người dùng có thể thoải mái chọn loại sản phẩm mình muốn thử để hệ thống điều chỉnh lên khuôn mặt, từ đó họ có thể so sánh và chọn những sản phẩm làm đẹp phù hợp với phong cách và khuôn mặt của mình.

Vào năm 2016, thương hiệu phân phối mỹ phẩm Sephora cũng đã ra mắt tính năng Virtual Artist vào ứng dụng của thương hiệu, nhằm giúp khách hàng có thể thử tất cả những sản phẩm trang điểm mà không cần đi đến cửa hàng.

 

 

  1. AR Game Filter:

Để vừa tăng tính tương tác vừa đáp ứng nhu cầu giải trí cho người dùng, các thể loại minigame cũng được tích hợp vào các filter này. Minigame là những game đơn giản kết hợp với những hình ảnh mang tính thương hiệu được triển khai trên nền tảng website và các mạng xã hội. Sự kết hợp này đã tạo ra một hình thức marketing hết sức sáng tạo nhằm tăng độ nhận diện và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cho brand.

Tại Việt Nam, các chiến dịch Marketing sử dụng AR Game Filter đang dần phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều doanh nghiệp. Nếu như bạn vẫn nghĩ, Game chỉ dành cho các bạn trẻ năng động, hãy cùng Octokit điểm qua những chiến dịch Marketing từ những nhãn hàng với đối tượng khách hàng không chỉ là Gen Z nhé!

AR Game Filter từ nhãn hàng Downy:

AR Interactive Filter từ Ngân hàng Nam Á:

Chia sẻ trên:


writer image

Khang Bui
Co-founder of Marvy Co.

Tôi là Khang, Co-founder của Marvy Co. Công ty chúng tôi là một trong những đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vục thực tế ảo tăng cường AR/VR tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lịnh vực phát triển AR, tôi hi vọng kiến thức của mình sẽ giúp các nhãn hiệu, các agency hiểu hơn về công nghệ AR và cách ừng dụng AR vào chiến dịch marketing.

Back

5 Ý Tưởng Mini Game Cho Thương Hiệu Food & Beverage

Blogs Hot Nhất